- 1 - TẤM TIÊU ÂM - CÁCH ÂM 2024
- 2 - CAO SU LƯU HOÁ [Chống cháy,cách âm, chống rung]
- 3- BÔNG KHOÁNG CÁCH ÂM - CHỐNG CHÁY
- SÀN NHỰA GIẢ GỖ - CÁCH ÂM - GIẢM CHẤN
- 5 - CAO SU LÓT SÀN CÁCH ÂM - CHỐNG RUNG
- 6 - BÔNG [ SỢI ] THUỶ TINH
- 7 - RON CỬA CÁCH ÂM - CÁCH NHIỆT
- 8 - VẬT LIỆU CÁCH ÂM OTO
- 9 - BASSTRAP - GỖ TIÊU ÂM - TÁN ÂM CAO CẤP
- 10 - CAO SU NON MẪU HÌNH TRỨNG GÀ - HOẶC TRƠN
- 11 - TẤM TIÊU ÂM - CÁCH ÂM BẰNG NỈ CÁC LOẠI
- 12 - CÁCH NHIỆT- CHỐNG NÓNG - CÁCH ÂM 2 MẶT NHÔM
- 13 - MÀNG XỐP HƠI BONG BÓNG
- 14 - GÒN BÔNG CÁCH ÂM - CÁCH NHIỆT
- 15 - TỔNG HỢP CÁC ỐNG CÁCH ÂM - CÁCH NHIỆT
- 16 - NỆM NẰM- SALONG - MÚT PHẾ LIỆU
- 17- BASSTRAP Studio Foam
- 18 - BÔNG KHOÁNG CUỘN
- 19 - FOAM MÚT PE
- 20 - MÚT LỌC CARBON
- 21 - BÔNG GỐM - XARAMIC
- 22 - DẬP BẾ CẮT SẢN PHẨM
- 23 - VẢI THỦY TINH CÁN BẠC [Chống cháy]
- 24 - CÁC CÔNG TRÌNH THI CÔNG.
- 25 - MẪU CÁCH ÂM - CHỐNG RUNG 2018
- 26 - CAO SU NON CÁN NHÔM -CÁN KEO
- 27 - FOAM CÁCH NHIỆT LẠNH - CÓ CÁN KEO
- 28 - MÚT TRỨNG - HỘT GÀ
- 29 - CAO SU SÀN CHỐNG CHÁY - CÁCH ÂM - CHỐNG RUNG
- 30- KEO XỊT DÁN ( KHÔNG MÙI - MÀU )
- 31- TẤM DÁN TƯỜNG 3D - CÁCH ÂM - BÓC RA DÁN .
- 4- Tấm SPX Tiêu Âm - Cách Nhiệt
- 33. TẤM BÔNG SONIC TIÊU ÂM - CÁCH ÂM CAO CẤP
- 32- TẤM ỐP DA TIÊU ÂM - TÁN ÂM CAO CẤP
MÔ HÌNH THIẾT KẾ PHÒNG THU ÂM
+ Cân bằng về không gian:
- Xuất phát từ sản phẩm âm nhạc là Stereo – âm thanh 2 kênh, nên vị trí ngồi kiểm âm phải cân bằng về không gian, tức nguồn âm vào tai bên trái và bên phải phải cân bằng nhau. Ngoài việc bố trí đặt loa kiểm âm cân đối với vị trí tai người nghe, thì cách bố trí thiết bị và nội thất là rất quan trọng để có được âm thanh cân bằng.
- Dù bạn xây dựng phòng thu âm ngay từ đầu hay sử dụng 1 phòng sẵn có thì ta đều có thể tìm ra 1 phương án tối ưu để có âm thanh cân bằng về không gian. Đối với phòng có kích thước cân xứng như hình vuông, chữ nhật thì vị trí kiểm âm nên chánh vị trí trung tâm của phòng vì đó là vị trí bị âm dội nhiều nhất.
+ Cân bằng tần số:
- Sự cân bằng tần số mà ta xem xét ở đây là sự cân bằng đáp ứng tần số của phòng, vì bản thân phòng không phát ra âm thanh nên khác với tên gọi sự cân bằng tần số của loa. Âm thanh mà ta nghe được không chỉ có sóng âm trực tiếp từ loa hay nhạc cụ tới lỗ tai, mà bao gồm cả sóng âm phản xạ từ các bức tường, thiết bị, vật cản, … Tính chất phản xạ của tần số âm thanh khác nhau vì có bước sóng khác nhau nên nó phụ thuộc vào kích thước phòng, tỉ lệ phòng, hình dáng phòng, bề mặt tường,… và kết quả là âm thanh mà ta nghe được không đúng với nguồn âm phát ra, hay có sự mất cân bằng về tần số.
- Về lý thuyết, một phòng nghe tiêu chuẩn phải có đáp ứng tần số phòng cân bằng. Mức độ phản xạ âm của tất cả tần số trong vùng nghe được của tai người là như nhau
- Theo quy luật, nếu ta muốn loại bỏ bớt tần số âm thanh có bước sóng dài (âm bass) thì ta sẽ sử dụng vật liệu hút âm dày và đặc, và ngược lại với tần số cao. Do vậy, nếu ta treo một tấm thảm mỏng lên tường của phòng nghe thì nó sẽ loại bỏ bớt tần số cao dao động trong phòng đó. Tấm thảm lại không có tác động với các tần số thấp nên âm thanh phòng nghe của chúng ta sẽ bị dư bass. Tần số phòng không cân bằng nên khi ta thu và mix, ta có xu hướng giảm bass của nguồn âm vì âm thanh nghe trong phòng dư bass. Do vậy khi ta đưa sản phẩm nghe trên một hệ thống khác, phòng nghe khác ta sẽ thấy sản phẩm thiếu âm bass
- Vậy để giải quyết vấn đề cân bằng tần số cho phòng studio ta phải làm gì? Một vấn đề phức tạp trong việc xây dựng phòng thu âm và project studio nói riêng. Công việc bắt đầu ta luôn phải xác định diện tích sử dụng làm phòng, thiết lập tỉ lệ và hình dáng phòng tiêu chuẩn trên diện tích xây dựng. Bạn cần một chuyên gia để giúp bạn việc xác định tỉ lệ này vì có rất nhiều tỉ lệ tiêu chuẩn nhưng để chọn ra 1 tỉ lệ tối ưu phải dựa vào hình dáng và diện tích ta có. Đối với việc sử dụng 1 phòng có sẵn làm studio thì cũng vậy, ta phải đo đạc và tìm ra tỉ lệ để điều chỉnh phòng cho tối ưu.
- Sau khi xây dựng hay sửa phòng với tỉ lệ tiêu chuẩn, ta đặt thiết bị và nội thất dựa trên nguyên lý cân bằng không gian. Công việc tiếp theo là sử dụng thiết bị đo đáp ứng tần số của phòng, vẽ lên đường đáp ứng tần số phòng rồi nhìn vào đó ta có thể biết tính chất phản âm của phòng. Thực tế thì kết quả sẽ không như ta mong đợi, đường đáp ứng tần số phòng không là một đường thẳng năm ngang như lý thuyết vì không chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ phòng mà tính chất phản âm còn phụ thuộc vào vật liệu bề mặt xây dựng, nội thất..
- Việc tiếp theo là trang âm cho phòng nếu ta muốn đường đáp ứng tần số tịnh tiến tới hình dáng cân bằng. Dựa vào đường đáp ứng tần số đo được, ta biết được những khoảng tần số có độ vang trội hơn và gây ra mất cân bằng, từ đó ta sử dụng vật liệu hút âm có thông số tương ứng để hạn chế nó. Kết quả của việc trang âm là đưa tới thông số đáp ứng tần số của phòng gần với vị trí cân bằng, nó phụ thuộc vào mức độ đầu tư, công sức và trình độ của bạn. Và nên nhớ là bạn không thể đòi hỏi một kết quả tuyệt đối như lý thuyết.
- Việc trang âm cho phòng thu hay phòng nghe là rất cần thiết, và cần thiết hơn là phải làm đúng kỹ thuật. Không phải chất đầy vật liệu hút âm trong phòng mà gọi là Trang âm!
++ CỬA HÀNG VẬT LIỆU CÁCH ÂM - CÁCH NHIỆT MỸ VÂN ++
.Chuyên cung cấp sỉ & lẻ các loại sản phẩm cách âm, tiêu âm, cách nhiệt, chống rung, chống cháy, vv...
.Các loại nệm, mút, cao su, salon các loại và đa dạng theo yêu cầu khách hàng.
.Đặc biệt nhận làm theo nhu cầu khuôn rập, màu sắc và quy cách của khách hàng.
.Ad: 68 Lý Nam Đế, phường 7, quận 11, Tp.HCM
.Hotline: 0993.737373 - 0903.01.7675 [iMessage - Viber - Zalo - Call]
.Email: vatlieucacham.myvan@gmail.com
.Web : https://vatlieucacham.net.vn
Các bài khác
- Hướng dẫn tự làm tấm tiêu âm. (01.10.2015)